TCXDVN 194:2006 (Bản Word full đầy đủ) nhà cao tầng – công tác khảo sát địa kỹ thuật

TCXDVN 194:2006 (Bản Word full đầy đủ)

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM – TCXDVN 194:2006 – NHÀ CAO TẦNG – CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT – High Rise Building – Guide for Geotechnical Investigation

TCXDVN 194:2006 (Bản Word full đầy đủ)

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 194 : 2006 “Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số:    14  /2006/QĐ-BXD ký ngày 24 tháng  5 năm 2006.

1. Phạm vi ứng dụng

– Tiêu chuẩn này là cơ sở để lập phương án khảo sát địa kỹ thuật (KSĐKT) phục vụ thiết kế và thi công nền móng nhà cao tầng.

– Tiêu chuẩn này thay thế cho tiêu chuẩn TCXD 194 : 1997.

2. Tài liệu viện dẫn

TCXD 160 : 1987,  Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc;

TCVN 4419 : 1987,  Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản;

TCXD 112 : 1984, Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình;

TCXD 203 : 1997, Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1 Nhà cao tầng là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 9. (Tham khảo phụ lục A).

3.2 Khảo sát địa kỹ thuật là một phần của công tác khảo sát xây dựng nhằm điều tra, xác định và đánh giá các điều kiện địa kỹ thuật để xây dựng nhà và công trình; đồng thời xem xét tương tác của môi trường địa chất với bản thân nhà và công trình trong quá trình xây dựng và khai thác chúng.

3.3 Đề cương khảo sát địa kỹ thuật qui định thành phần, khối lượng công tác khảo sát và các yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện trong quá trình khảo sát địa kỹ thuật. Ngoài ra, đề cương  khảo sát địa kỹ thuật cần trình bày giải pháp tổ chức thực hiện, tiến độ, giá thành dự kiến của công tác khảo sát.

3.4 Hố khoan thông thường là những hố khoan khảo sát phục vụ trực tiếp cho thiết kế công trình xây dựng.

3.5 Hố khoan khống chế là những hố khoan khảo sát được sử dụng với mục đích nắm bắt toàn bộ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng. Hố khoan  khống chế thường sâu hơn các hố khoan thông thường, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều.

4. Qui định chung

4.1 Nhiệm vụ KSĐKT cho thiết kế, thi công nền móng nhà cao tầng do nhà thầu tư vấn thiết kế lập, chủ đầu tư  phê duyệt. Đề cương KSĐKT được nhà thầu  khảo sát soạn thảo trên cơ sở nhiệm vụ  KSĐKT và được chủ đầu tư phê duyệt.

4.2 Công tác KSĐKT cho nhà cao tầng được thực hiện theo các giai đoạn tương ứng với các giai đoạn thiết kế: KSĐKT giai đoạn trước thiết kế cơ sở, KSĐKT giai đoạn thiết kế cơ sở, KSĐKT giai đoạn thiết kế kỹ thuật và KSĐKT giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Khi vị trí công trình xây dựng đã được xác định có thể bỏ qua giai đoạn khảo sát trước thiết kế cơ sở.

4.3 Công tác KSĐKT cho nhà cao tầng gắn liền với công tác khảo sát chung cho xây dựng, theo TCVN 4419 : 1987.

4.4. Cơ sở để lập đề cương KSĐKT:

–                      Các tài liệu lưu trữ liên quan đến khu vực dự  kiến xây dựng: cấu trúc địa chất, địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn, các vấn đề về động lực công trình, tính chất cơ lý của đất đá;

–                      Nhiệm vụ KSĐKT, các số liệu liên quan đến đặc điểm công trình như mặt bằng, kết cấu, công năng sử dụng.

4.5 Các vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong  KSĐKT cho nhà cao tầng:

4.5.1 Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng, bao gồm: đặc điểm địa kiến tạo (địa tầng, cấu trúc địa chất , kiến tạo); địa hình – địa mạo; địa chất thuỷ văn; các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình; tính chất cơ lý của đất đá; vật liệu xây dựng thiên nhiên.

4.5.2 Trong mọi trường hợp, đều phải chỉ rõ vị trí và những đặc điểm của lớp đất có thể mang phần lớn hoặc phần đáng kể của tải trọng công trình (gọi là lớp mang tải).

4.5.3 Khi lớp mang tải ở tương đối sâu hoặc sâu, phải dùng móng cọc để truyền tải trọng xuống, cần cung cấp những thông tin về phạm vi phân bố cùng các tính chất cơ lý của mỗi lớp đất mà cọc xuyên qua, hệ số ma sát của đất với cọc, khả năng phát sinh lực ma sát âm lên cọc trong trường hợp sử dụng cọc ma sát và đặc biệt là của lớp đất chịu lực dưới mũi cọc trong trường hợp sử dụng cọc chống.

4.5.4 Khi  lớp mang tải là đá cần làm rõ mức độ phong hoá và nứt nẻ, chỉ số RQD, các tính chất vật lý cần thiết, sức kháng nén dọc trục của lõi đá. Trong một số trường hợp cần xác định sức kháng cắt, kháng tách vỡ của đá.

4.5.5 Khi có một hoặc một số quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình (động đất, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở, karst,…), ngoài việc giải quyết các vấn đề nêu trên, cần tham khảo các tiêu chuẩn tương ứng để thực hiện những khảo sát bổ sung.

4.5.6 Khi dự kiến áp dụng các giải pháp xử lý nền, cần tiến hành thử nghiệm và quan trắc trước cũng như sau khi xử lý.

4.5.7 Khi thiết kế hố đào sâu, cần thí nghiệm và dự báo khả năng hạ thấp mực nước ngầm, mức độ ảnh hưởng tới các công trình lân cận, kiến nghị các giải pháp xử lý nếu cần.

Tải TCXDVN 194:2006 (Bản Word full đầy đủ)

Lưu ý : bản word đọc trực tiếp trên drive bị lỗi font chữ, các bạn nên tải về máy để đọc và in tài liệu dễ dàng.

>>>Mời các bạn tham khảo mẫu giá cổng nhôm đúc tại đà nẵng của Nhôm đúc Nam Phong thi công và lắp đặt trên 63 tỉnh thành Việt Nam

Video cổng + hàng rào nhôm đúc đẹp do chúng tôi lắp đặt cho khách hàng:

 

>> Xem thêm:

0/5 (0 Reviews)

“Nhôm đúc Nam Phong mang giá trị cốt lõi cho ngôi nhà Việt “

Tôi là Mai Văn Phong - CEO Công ty TNHH Nhôm đúc Nam Phong - Mang đến những không gian sống mơ ước đậm phong cách sang trọng đẳng cấp hoàng gia. Tạo nên giá trị qua dịch vụ thiết kế, sản xuất và thi công trọn gói sản phẩm nhôm đúc cao cấp ( cổng, cửa nhà, cửa sổ, lan can cầu thang, ban công, hàng rào, bàn ghế, xích đu,..) dành cho những người yêu cái đẹp.


💌nhomducnamphong.group@gmail.com  📞0353348989

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *