TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 2737 – 1995 – TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ – Loads and Actions norm for design
Lời nói đầu
- TCVN 2737 – 1995 thay thế Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-90
- TCVN 2737 – 1995 do Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Xây dựng đề nghị, Bộ Xây dựng ban hành.
TẢI TRỌNG VÀ TÁC ĐỘNG – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Loads and Actions norm for design
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định tải trọng và tác động dùng để thiết kế các kết cấu xây dựng, nền móng nhà và công trình.
1.2. Các tải trọng và tác động do giao thông đường sắt, đường bộ, do sóng biển, do dòng chảy, do bốc xếp hàng hóa, do động đất, do dông lốc, do nhiệt độ, do thành phần động lực của thiết bị sản xuất và phương tiện giao thông… gây ra không quy định trong tiêu chuẩn này được lấy theo các tiêu chuẩn khác tương ứng do Nhà nước ban hành.
1.3. Khi sửa chữa công trình, tải trọng tính toán xác định trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế công trình.
1.4. Tác động của khí quyển được lấy theo tiêu chuẩn số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng hiện hành hoặc theo số liệu của Tổng cục Khí tượng thủy văn.
1.5. Tải trọng đối với các công trình đặc biệt quan trọng không đề cập đến trong tiêu chuẩn này mà do các cấp có thẩm quyền quyết định.
1.6. Đối với những ngành có các công trình đặc thù (giao thông, thủy lợi, điện lực, bưu điện,…), trên cơ sở của tiêu chuẩn này cần xây dựng các tiêu chuẩn chuyên ngành cho phù hợp.
2. Nguyên tắc cơ bản
2.1. Quy định chung
2.1.1. Khi thiết kế nhà và công trình phải tính đến các tải trọng sinh ra trong quá trình sử dụng, xây dựng cũng như trong quá trình chế tạo, bảo quản và vận chuyển các kết cấu.
2.1.2. Các đại lượng tiêu chuẩn nêu ra trong tiêu chuẩn này là đặc trưng cơ bản của tải trọng.
Tải trọng tính toán là tích của tải trọng tiêu chuẩn với hệ số độ tin cậy về tải trọng. Hệ số này tính đến khả năng sai lệch bất lợi có thể xảy ra của tải trọng so với giá trị tiêu chuẩn và được xác định phụ thuộc vào trạng thái giới hạn được tính đến.
2.1.3. Trong trường hợp có lý do và có số liệu thống kê thích hợp, tải trọng tính toán được phép xác định trực tiếp theo xác suất vượt tải cho trước.
2.1.4. Khi có tác dụng đồng thời của hai hay nhiều tải trọng tạm thời, việc tính toán kết cấu và nền móng theo nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai của trạng thái giới hạn phải thực hiện theo các tổ hợp bất lợi nhất của tải trọng hay nội lực tương ứng của chúng.
Các tổ hợp tải trọng được thiết lập từ những phương án tác dụng đồng thời của các tải trọng khác nhau, có kể đến khả năng thay đổi sơ đồ tác dụng của tải trọng.
Khi tính tổ hợp tải trọng hay nội lực tương ứng phải nhân với hệ số tổ hợp.
2.2. Hệ số độ tin cậy g (Hệ số vượt tải)
2.2.1. Hệ số độ tin cậy khi tính toán kết cấu và nền móng phải lấy như sau:
2.2.1.1. Khi tính toán cường độ và ổn định, theo các điều hoặc mục 3.2, 4.2.2, 4.3.3, 4.4.2, 5.8, 6.3, 6.17.
2.2.1.2. Khi tính độ bền mỏi lấy bằng 1. Đối với dầm cầu trục lấy theo các chỉ dẫn ở điều 5.16
2.2.1.3. Khi tính toán theo biến dạng và chuyển vị lấy bằng 1 nếu tiêu chuẩn thiết kế kết cấu và nền móng không đề ra các giá trị khác.
2.2.1.4. Khi tính theo các trạng thái giới hạn khác không được chỉ ra ở các mục 2.2.1.1, 2.2.1.2, 2.2.1.3 thì lấy theo các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu và nền móng.
TCVN 2737:1995 (Bản Word full đầy đủ)
- Mời các bạn tải tài liệu trên google drive sau đây: TCXDVN 2737 : 1995 (Bản PDF full đầy đủ)
>>>>Mời các bạn tham khảo mẫu cổng hợp kim nhôm đúc của Nhôm đúc Nam Phong thi công và lắp đặt trên 63 tỉnh thành Việt Nam
Video cổng + hàng rào nhôm đúc đẹp do chúng tôi lắp đặt cho khách hàng:
>> Xem thêm: